Giá nhiên liệu tăng tạo áp lực lớn lên chi phí logistics và chi tiêu dùng tại Nhật Bản

Thứ ba - 28/06/2022 05:17
Giá dầu thô tăng đã đẩy chi phí vận chuyển và các chi phí logistics khác đồng loạt tăng (ví dụ như chi phí đóng gói, lưu kho, bảo quản hàng hóa) tại Nhật Bản, trong khi đồng yên yếu hơn đang làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu nói chung. Do đó, chỉ số giá tiêu dùng của nước này (không bao gồm thực phẩm tươi sống có biến động giá lớn) từ tháng 4/2022 đã tăng lên ngưỡng cao nhất trong 7 năm trở lại đây.
Một cuộc khảo sát ở Nhật Bản đối với 105 công ty thực phẩm lớn do Teikoku Databank thực hiện cho thấy việc tăng giá đã được ghi nhận cho tổng số 10.789 mặt hàng trong giai đoạn 5 tháng từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 01 tháng 6 năm 2022. Trong số đó, 4.770 mặt hàng đã tăng giá vào tháng 5/2022, trong khi 1.500 mặt hàng được thông báo tăng giá vào tháng 6/2022. Ngoài ra, khảo sát các nhà bán lẻ cũng cho thấy có khoảng 3.300 mặt hàng sẽ tăng giá vào tháng 7 hoặc tháng 8, và 1.100 mặt hàng còn lại sẽ có giá tăng từ tháng 9/2022.
Chi phí vận chuyển tăng do áp lực từ cả giá nhiên liệu, nguồn cung bị gián đoạn, năng lực vận tải hạn chế vì tắc nghẽn cảng, bến và thiếu container vẫn diễn ra trên toàn cầu. Ví dụ, giá dầu hạt cải mà Nhật Bản nhập khẩu từ Canada đã tăng mạnh do nguồn cung giảm và chi phí vận chuyển tăng. Trong khi đó, giá bột mì đang tăng ở nhiều nơi do sự gián đoạn các chuyến hàng lúa mì từ Ukraine.
Là một phần của các biện pháp trừng phạt đối với Nga, lệnh cấm vận dầu thô từ Nga đang được nhiều nước ở châu Âu và Bắc Mỹ áp dụng, khiến giá dầu tăng vọt. Hơn nữa, chênh lệch lãi suất ở Nhật Bản và Hoa Kỳ ngày càng tăng đã làm suy yếu đồng yên Nhật Bản, đồng yên Nhật vào ngày 7 tháng 6 năm 2022 đã giảm giá xuống mức thấp nhất trong 20 năm là 133 JPY/USD trên thị trường Tokyo. [caption id="attachment_3020" align="alignnone" width="2560"]
bao cao thi truong logistics
FILE PHOTO: An employee of Cosmo Energy Holdings' Cosmo Oil service station checks its nozzles at a branch in Tokyo, Japan, December 16, 2015. Picture taken December 16, 2015. REUTERS/Yuya Shino[/caption]
Cho đến nay, nhóm hàng lương thực, thực phẩm vốn tác động mạnh nhất đến cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng, đặc biệt là nhóm dễ bị “tổn thương”, chủ yếu tăng giá do hai mặt hàng dầu ăn và lúa mì bị khan hiếm nguồn cung.
Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia thị trường, giá dầu thô tăng và đồng yên mất giá kể từ đầu năm đang cho thấy đây không phải là sự điều chỉnh tạm thời do giá của một hai nhóm hàng thành phần. Diễn biến trên thị trường xăng dầu, năng lượng thế giới cho thấy chi phí vận chuyển và chi phí logistics khác, bao gồm cả kho bãi, đặc biệt là kho lạnh, thùng lạnh… để bảo quản sản phẩm sẽ gia tăng theo giá năng lượng. Điều này đã khiến nhiều công ty thực phẩm phải tăng giá bán lẻ để trang trải chi phí bổ sung của họ. Do đó, áp lực chi phí logistics và hệ lụy sau đó là lạm phát giá tiêu dùng là điều khó tránh khỏi trong những tháng tới.

Nguồn: VITIC (trích từ Báo cáo thị trường logistics Nhật Bản, Hàn Quốc, số tháng 6/2022)

Tác giả: admin_imalog

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Maps
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây