Sáng 23/11, tại Trường Đại học Ngoại thương (FTU), với sự bảo trợ của Hiệp hội Phát triển nhân lực logistics Việt Nam (VALOMA) đã diễn ra Hội thảo khoa học cấp quốc gia thường niên về logistics và quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam với chủ đề “Phát triển hoạt động logistics và chuỗi cung ứng Việt Nam trong bối cảnh mới”. Sự kiện được tổ chức trực tuyến, nhằm tạo không gian kết nối các chuyên gia, học giả, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các giảng viên và sinh viên để chia sẻ những tri thức hiện đại, kinh nghiệm phong phú và công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Tham gia Hội thảo lần này, Viện Quản Trị Công Nghiệp và Logistics- IMALOG cũng đã tham luận trình bày 2 bài báo cáo thuộc chủ đề “Hoàn thiện và tái cấu trúc chuỗi cung ứng nhằm nâng cao năng lực thích ứng của nền kinh tế” và “Phát triển cơ sở hạ tầng logistics và chuỗi cung ứng trong bối cảnh”
Khai mạc hội thảo, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương Bùi Anh Tuấn nhận định, dịch bệnh COVID-19 đã tác động và ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều hoạt động của đời sống xã hội; gây ra những khó khăn đáng kể cho nền kinh tế nói chung; trong đó có hoạt động kinh doanh, vận tải của ngành logistics nói riêng. Khó khăn lớn nhất có thể nhìn thấy là sự đứt gãy, gián đoạn chuỗi cung ứng dịch vụ chuyên chở hàng hóa; hoạt động xuất nhập khẩu và vận chuyển quốc tế…
Từ năm 2020 tới nay, luôn xảy ra tình trạng thiếu hụt container, khó khăn trong việc đặt giữ chỗ trên tàu và máy bay cũng gây trở ngại không nhỏ cho các doanh nghiệp và người dân khi trở lại với hoạt động sản xuất kinh doanh để tái khởi động lại nền kinh tế trong hoàn cảnh mới.
Do đó, để tạo sự bứt phá mạnh mẽ trong những năm tới đây, rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước cùng các hiệp hội doanh nghiệp, sự tư vấn, đề xuất chính sách từ các học giả, các nhà nghiên cứu để tìm kiếm giải pháp nâng cao năng lực doanh, dịch vụ hay chất lượng nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành dịch vụ Việt Nam.
Tại Phiên Toàn thể, Hội thảo gồm 2 bài trình bày:
- “Thực trạng và định hướng phát triển mạng lưới giao thông vận tải việt nam trong bối cảnh mới” – Bà Nguyễn Thị Phương Hiền, Phó Viện trưởng, Viện chiến lược phát triển Giao thông Vận tải – Bộ Giao thông Vận tải.
- “Phát triển ngành dịch vụ logistics an toàn thích ứng với bối cảnh mới: Trường hợp điển hình của Công ty CP Giao nhận vận tải con ong Bee Logistics” – Ông Đinh Hữu Thạnh, Tổng giám đốc – Công ty CP Giao nhận vận tải con ong (Bee Logistics)
Sau Phiên Toàn thể, Hội thảo đã chia thành 06 Phiên Thảo luận song song với các chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm hiện này.
- Chủ đề 1: Phát triển bền vững hoạt động logistics và chuỗi cung ứng vượt qua thách thức – Chủ toạ: PGS, TS Nguyễn Thị Thu Hà
- Chủ đề 2: Vai trò logistics trong kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế – Chủ toạ: PGS, TS Vũ Duy Nguyên
- Chủ đề 3: Hoàn thiện và tái cấu trúc chuỗi cung ứng nhằm nâng cao năng lực thích ứng của nền kinh tế – Chủ toạ: PGS, TS Phan Thị Thu Hiền
- Chủ đề 4. Phát triển cơ sở hạ tầng logistics và chuỗi cung ứng trong bối cảnh mới – Chủ toạ: PGS, TS Vũ Sĩ Tuấn
- Chủ đề 5: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp logistics trong bối cảnh mới – Chủ toạ: TS. Đinh Lê Hải Hà
- Chủ đề 6: Ứng dụng công nghệ nhằm phát triển hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng – Chủ toạ: TS. Nguyễn Thị Xuân Hoà
Tham gia Hội thảo lần này, Viện Quản Trị Công Nghiệp và Logistics- IMALOG vinh dự được lựa chọn trong nhiều bài NCKH để tham luận 02 bài nghiên cứu:
Bài 1: Sự Khác biệt khi Phân tích Chuỗi cung ứng trong Kinh Doanh Dịch Vụ
- Nhóm tác giả: TS. Võ Trọng Cang, ThS Nguyễn Quỳnh Lâm, ThS. Nguyễn Quỳnh Phương, ThS. Tăng Minh Hưởng, ThS. Nguyễn Thị Hải Vân.
- Diễn giả: ThS. Nguyễn Quỳnh Lâm.
Bài 2: Ứng dụng các nền tảng Mô phỏng trong Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Logistics
- Nhóm tác giả: TS.Võ Trọng Cang, PGS.TS. Vũ Ngọc Bích ,ThS.Nguyễn Anh Tuấn, ThS. Phạm Cao Văn, ThS. Vũ Đức Quý, ThS.Trần Nguyễn Thanh Bình.
- Diễn giả: ThS. Nguyễn Anh Tuấn.
Tại hội thảo này, các diễn giả đã đưa ra những luận cứ khoa học và thực tiễn toàn diện, xác đáng trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng, nhằm giúp cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp và người lao động đưa ra quyết định đúng đắn và hiệu quả cao hơn trong hoạt động và đời sống hàng ngày. Hiệp hội Phát triển nhân lực logistics Việt Nam cũng cam kết sẽ hỗ trợ việc tổ chức, chuyên môn để hoạt động này trở thành một hoạt động thường niên của hiệp hội; phát triển mối quan hệ bền chặt giữa thực tiễn và khu vực đào tạo, nâng cao kiến thức cho ngành vận tải.
Selena
- Hải Phòng cần gì để thành cảng trung chuyển quốc tế
- Đa dạng phương thức vận chuyển để tăng sức cạnh tranh cho hàng Việt
- Điểm danh những thói quen để có một ngày mới tràn đầy năng lượng
- TP HCM muốn được xây cảng trung chuyển quốc tế trị giá 6 tỷ USD ở huyện Cần Giờ
- Bộ môn Quản lý Vận tải và Logistics