Với xu hướng phát triển kinh tế, mở rộng thị trường trao đổi hàng hóa, ngành Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng trở thành “mắt xích quan trọng” giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng. Chính vì thế, Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng nhanh chóng trở thành ngành có nhu cầu tuyển dụng cao và đang dẫn đầu xu hướng ngành nghề “khát” nhân lực trong tương lai. Để hiểu rõ hơn về ngành học này cũng như tìm hiểu nơi đào tạo Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng tốt nhất, đừng vội bỏ qua bài viết này nhé!
Khi bước đầu tìm hiểu về Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng, nhiều bạn học sinh và gia đình vẫn chưa thực sự hiểu rõ về ngành học. Triển vọng nghề nghiệp rộng mở ra sao? Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng là gì? Vì sao Logistic lại là ngành đáng theo học? Con đường thăng tiến của ngành học này như thế nào? Những tố chất cần thiết, phù hợp với công việc này là gì? Tất cả sẽ được Đại học Bình Dương giải đáp ngay dưới đây.
Theo nhiều nghiên cứu, đánh giá cho rằng: Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng đang là ngành học dẫn đầu xu thế trong thị trường hiện nay. Những con số được thể hiện trong các báo cáo được nghiên cứu từ các chuyên gia sẽ là câu trả lời chính xác nhất:
Thời gian gần đây, ngành Logistics đã phát triển mạnh mẽ với tốc độ phát triển từ 10 - 15% mỗi năm. Logistics đang là một ngành có tốc độ tăng trưởng cao đóng vai trò thiết yếu trong quá trình tạo ra sự nhảy vọt cho nền kinh tế. Chính vì vậy, ngành nghề này đang nhận được sự quan tâm rất lớn, không chỉ với các bạn sinh viên đang tìm kiếm ngành học phù hợp mà còn là mối quan tâm của các cấp quản lý.
Không chỉ là ngành thiếu hụt nhân lực mà Logistics còn là ngành học tạo ra cơ hội việc làm và thực tập vô cùng thuận lợi khi cả nước hiện có hơn 1.300 doanh nghiệp Logistics đang hoạt động. Trong đó, 80% là các doanh nghiệp Logistics nội địa, bao gồm 20% thị phần Logistics tại Việt Nam. Chính vì vậy, cơ hội việc làm của sinh viên học ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là vô cùng thuận lợi và dễ dàng.
Hiện nay, để tìm kiếm ngành học phù hợp với sở thích của bản thân và nhu cầu của xã hội không phải là điều quá khó khăn. Tuy nhiên, để tìm một ngành học vừa đáp ứng tiêu chí xu thế, vừa mang lại nguồn thu nhập cao thì không phải là điều dễ dàng. Logistics tạo nên ấn tượng mạnh mẽ với các bạn sinh viên khi các ngành nghề trong lĩnh vực này đều sở hữu mức lương rất cao so với các ngành nghề khác hiện tại.
Hầu hết những người làm việc trong ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng đều hài lòng với mức lương và công việc của mình. Chưa hết, ngành nghề này còn được làm việc trong các môi trường khác nhau, tạo nên sự đa dạng và linh động.
Theo báo cáo của Jobstreet, với những vị trí nhân viên mới tốt nghiệp và ít kinh nghiệm thuộc ngành Logistics đều có mức lương khoảng từ 5 - 9 triệu/tháng. Đối với nhân viên đã có kinh nghiệm thì sẽ có mức lương từ 8.5 – 13 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, khi bạn đã lên đến cấp quản lý thì mức lương có thể lên đến 23 triệu đồng/tháng.
Logistics thực sự là một ngành học thú vị mang đến cho bạn nhiều cơ hội phát triển khác nhau, hứa hẹn mở ra một tương lai tươi sáng.
Khi bạn theo đuổi ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, bạn sẽ không lo sẽ bị tụt lại phía sau vì đây là ngành nghề có cơ hội thăng tiến rất rõ ràng theo từng giai đoạn. Với mỗi giai đoạn sẽ ứng với từng vị trí công việc, đầu việc và mức lương khác nhau, tạo ra một lộ trình để bạn phấn đấu:
Với công việc đầu tiên này, sẽ không đòi hỏi ở bạn nhiều kinh nghiệm. Bạn có thể ứng tuyển ngay khi mới ra trường với mức lương khởi điểm từ khoảng 6-7 triệu/tháng.
Sau 1 đến 2 năm làm việc và tích lũy cho bản thân những kinh nghiệm nhất định. Bạn có thể cất nhắc lên vị trí Logistics Supervisor với mức lương từ 1000-1500$.
Vị trí Logistics Manager có mức lương dao động từ 1000-4000$. Tuy nhiên, để đạt đến vị trí cao hơn các vị trí trước, đòi hỏi về trình độ và khả năng của bạn cũng sẽ tăng lên. Logistics Manager hầu hết sẽ yêu cầu ở bạn ít nhất 3 năm kinh nghiệm và khả năng tiếng Anh ổn.
Logistics Director là vị trí quản lý, phân bổ và kiểm soát hoạt động Logistics. Tất nhiên, với vị trí này bạn cần phải có kinh nghiệm, có thể làm tốt tất cả các công việc liên quan đến Logistics và có năng lực quản lý.
Supply Chain Director là vị trí phụ trách tất cả hoạt động Logistics liên quan đến chuỗi cung ứng không chỉ trong nước mà còn có thể ở phạm vi quốc tế. Vị trí này thường nhận được mức lương từ 5000 - 7000$.
Nhiều bạn sinh viên khi nghiên cứu về ngành Logistics và đọc các thông tin đặc thù về ngành này đều nghĩ rằng đây là một ngành học khó. Tuy nhiên, Logistics dù là chuyên ngành khá mới nhưng trong Logistics lại đa dạng việc làm. Sẽ có rất nhiều công việc khác nhau liên quan đến Logistics để bạn lựa chọn công việc phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Một số công việc liên quan đến ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có thể kể đến như:
Lựa chọn học ngành Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng, sinh viên sẽ được trang bị khối kiến thức cơ bản và chuyên sâu về ngành học. Cụ thể như các kiến thức về: chuỗi cung ứng, xây dựng – quản lý hệ thống kho bãi, phân phối, các phương thức giao nhận vận tải như đường sắt, đường bộ, đường biển, đường hàng không, thanh toán quốc tế,...
Đặc biệt trong quá trình học tập, các bạn sinh viên ngành Logistics tại Đại học Bình Dương sẽ được tham gia các buổi tham quan, thực tập tại các doanh nghiệp Logistic lớn tại Việt Nam. Thông qua ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, sinh viên sẽ được tiếp cận với 3 mảng đào tạo chính: Vận tải - giao nhận, Quản lý kho bãi và Xuất - nhập khẩu. Đồng thời, qua các năm học tại trường sinh viên cũng có thể tiếp xúc với nghề qua các công việc như:
Với mỗi ngành nghề, môi trường học tập và làm việc sẽ có những yêu cầu về tố chất, kỹ năng và kiến thức khác nhau. Đối với Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, ngành học này phù hợp cho cả nam và nữ với những tố chất phổ biến nhất dưới đây. Các bạn sinh viên có thể tham khảo qua biết mình có phù hợp với ngành này không nhé!
Ngành Logistic và quản lý chuỗi cung ứng phù hợp với các bạn sinh viên có tính cách năng động, nhạy bén và tư duy logic. Ngoài ra, còn cần có khả năng sáng tạo, khả năng lập kế hoạch và sắp xếp công việc khoa học để có thể thực hiện công việc hiệu quả, đạt năng suất cao.
Bên cạnh đó, các kỹ năng khác như: Tiếng Anh giao tiếp và Tin học văn phòng cũng hết sức quan trọng với ngành nghề này. Tiếp theo đó là các tố chất như năng lực quản lý, vận hành, kỹ năng đàm phán và giao tiếp. Cuối cùng, không thể thiếu các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, trách nhiệm và tinh thần làm việc.
Theo báo cáo Logistics năm 2021, 3 năm trở lại đây được xem là giai đoạn “bùng nổ” trong lĩnh vực đào tạo nhân lực ngành Logistics. Hiện tại, Việt Nam có đến 49 trường trong tổng số 286 trường đại học trên phạm vi cả nước đào tạo ngành Logistics. Ở bậc cao đẳng và trung cấp, có 936 trường cao đẳng và trung cấp cũng đào tạo ngành nghề này. Vậy lý do gì khiến bạn nên chọn học Logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại Đại học Bình Dương? 3 ưu điểm dưới đây sẽ đem đến cho bạn câu trả lời chi tiết nhất.
Trên đây là bài viết chia sẻ thông tin về Ngành Logistic và Quản trị chuỗi cung ứng. Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn học sinh, sinh viên và gia đình đã phần nào hiểu rõ hơn về ngành học cũng như dễ dàng hơn trong việc lựa chọn theo học ngành học “hot” này .
SELENA
Tác giả: admin_imalog
Ý kiến bạn đọc
Những tin cũ hơn
Thứ hai - 20/01/2025 21:01
Chủ nhật - 19/01/2025 22:01
Thứ sáu - 17/01/2025 02:01
Thứ năm - 16/01/2025 05:01
Thứ năm - 16/01/2025 04:01
Thứ năm - 16/01/2025 02:01
Chủ nhật - 12/01/2025 19:01
Thứ bảy - 11/01/2025 01:01
Thứ sáu - 10/01/2025 05:01